The title of the page

Sự Đặc Thù Của Không Gian F&B So Với Nhà Ở

29-10-2023 02:35:47 PM

So với nhà ở, việc thiết kế không gian kinh doanh F&B đòi hỏi nhiều yêu cầu và quy chuẩn. Phong Cách Mộc sẽ giải thích và chỉ ra những điểm đặc thù trong thiết kế nhà hàng/ quán cafe giúp Chủ Đầu Tư (CĐT) có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.  

 

Nội dung chính 

Những điểm tương đồng trong thiết kế nhà hàng/ quán cafe và nhà ở

Những không gian cần đảm bảo về sự hài lòng trong trải nghiệm như nhà hàng/ quán cafe và nhà ở cần đáp ứng một số nhu cầu chung. 

Thứ nhất, không gian thoải mái và chức năng phù hợp với mục đích sử dụng. Một môi trường nhiều ánh sáng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên và thoáng mát chắc chắn sẽ được yêu thích hơn những không gian chật chội, bó hẹp. Thiết kế không gian đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng cho từng phân khu, đồng thời đảm bảo sự thẩm mỹ và đúng concept luôn là bài toán cần tối ưu. 

 

50/50 Coffee - Thiết kế thi công trọn gói bởi PCM

Thứ hai, đảm bảo tính an toàn trong không gian. Những bức tường bị nứt, mái che bị dột, ống nước không chắc chắn hay cửa kính lỏng lẻo sẽ luôn là một điểm trừ lớn. 

Do vậy, việc chọn lựa vật liệu, tính toán kỹ các chi tiết và quản lý thi công chặt chẽ là điều hết sức cần thiết đối với mọi công trình. Hơn nữa, cần có giải pháp phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm thông minh cho không gian.

 

Thứ ba, tối ưu hóa diện tích sử dụng. Tối ưu hóa diện tích là việc sắp xếp các phòng, nội thất, lắp đặt ánh sáng…., sao cho không gian có thẩm mỹ và thông thoáng nhất mà vẫn đảm bảo công năng từng khu vực. CĐT có thể tham khảo lời khuyên từ chuyên gia, là những KTS nhiều năm trong ngành. Liên hệ Phong Cách Mộc để được hỗ trợ trong việc thiết kế không gian hợp gu với bản sắc riêng độc đáo.

 

 

Sự đặc thù của không gian F&B so với nhà ở

Vì cần đáp ứng nhu cầu nhiều khách hàng khác nhau, thiết kế không gian F&B có những đặc thù riêng so với nhà ở. 

Khác biệt trong mục đích thiết kế 

Nhìn chung, yêu cầu trong thiết kế của 2 mô hình nhà ở và F&B đều là mang đến không gian thoải mái và hợp gu. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của không gian F&B nằm ở “bản sắc riêng” và việc không gian nhà hàng phù hợp, thu hút nhiều khách hàng. 

 

Nhà hàng Som ตำ Thai (Hùng Vương Plaza) - Thi công nội thất bởi PCM

>> Đọc thêm: Tính thương hiệu và bài toán kinh doanh chuỗi F&B

Với nhà ở, bản thiết kế cần đúng với yêu cầu của chủ nhà về sở thích, sự tiện nghi, thói quen sinh hoạt và thẩm mỹ. Công việc của bản thiết kế là đáp ứng gần như hoàn toàn những yêu cầu này và không có sự can thiệp nhiều từ chuyên gia. 

Khi thiết kế không gian kinh doanh F&B, CĐT cũng cần nêu ra những yêu cầu trong không gian và sở thích. Nhưng việc tham khảo và lắng nghe chia sử từ chuyên gia rất cần thiết để đảm bảo tính bản sắc trong không gian và công năng từng phân khu trơn tru, dễ dàng đi vào vận hành và quản lý. 

 

Vì quán cafe hay nhà hàng là một Thương Hiệu, việc thiết kế không gian cũng là một phần trong hành trình xây dựng thương hiệu dài hơi. 

Do vậy, mục tiêu của thiết kế không gian F&B là vừa đáp ứng được yêu cầu ban đầu của CĐT, vừa đảm bảo sự hiện diện của Thương Hiệu, đồng thời cần phù hợp với thị hiếu khách hàng mục tiêu. Khi đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên mới có thể đảm bảo không gian kinh doanh đủ thu hút để tạo ra doanh thu cho nhà hàng/ quán cafe. 

Đa dạng tệp người sử dụng cuối  

 

Nguồn ảnh: Freepik

Người sử dụng cuối (End-Users) là những người trực tiếp sử dụng cơ sở vật chất trong không gian. Những người sử dụng cuối trong thiết kế nhà ở giới hạn trong phạm vi một gia đình (khoảng từ 1 - 4 thế hệ). Hơn nữa, chủ nhà đã hiểu rõ những thói quen sinh hoạt, sở thích và nhu cầu của từng thành viên nên việc đưa ra yêu cầu khá rõ ràng.

>> Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu và tạo dựng lòng tin cho khách hàng

Tuy nhiên những khách hàng của quán cafe hay nhà hàng có thể trải rộng ở nhiều phân khúc về: độ tuổi, thu nhập, sở thích, nhu cầu,... Thông thường, mỗi thương hiệu F&B đều xác định mô hình kinh doanh hướng tới đối tượng nào. Đây là điểm mấu chốt quyết định phong cách thiết kế và kiến trúc phù hợp cho không gian như đã đề cập ở phần trên. 

Tệp khách hàng có thể được trực quan hóa một cách đơn giản như hình dưới:

Ví Dụ: Một nhà hàng có giá cả bình dân không nên thiết kế theo hướng quá sang trọng. Điều này khiến khách hàng mục tiêu nhầm lẫn nhà hàng không nằm trong tầm giá của mình. Tuy nhiên, nếu CĐT đã thiết kế nhà hàng không đúng với phân khúc, nhà hàng có thể sử dụng những công cụ Marketing như: chạy quảng cáo, Booking, các trang truyền thông Facebook, Tiktok, Instagram,... để tiếp cận với khách hàng mục tiêu và quảng bá dịch vụ của mình tới nhiều người hơn. 

Phân khu chức năng phức tạp

Khác với kiến trúc nhà ở, không gian tại nhà hàng/ quán cafe chia thành 2 phần chính Font Of House (FOH) và Back Of House (BOH).

Front of House là khu vực trực tiếp đón tiếp khách hàng, bao gồm: sảnh, khu ngồi chung, khu ngồi riêng (VIP area), khu check-in, khu vui chơi,.... Thiết kế quán cafe, nhà hàng vẫn hay được nhắc tới chính là thiết kế không gian FOH. 

 

Nhà hàng Súp Bào Ngư Vi Cá Ông Sủi - Thiết kế thi công trọn gói bởi PCM

Không gian FOH cần có tính nhất quán với nhận diện thương hiệu. Cụ thể, màu sắc trong không gian, đường nét, hình ảnh thương hiệu, phong cách thiết kế cần được đồng bộ với hình ảnh trong nhận diện thương hiệu. 

>> Tầm quan trọng của thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

 

Ví dụ, nhà hàng Súp Bào Ngư Vi Cá Ông Sủi mong muốn thể hiện sự quyền lực, sang trọng trong từng chi tiết. KTS tại Phong Cách Mộc đã lựa chọn màu sắc chủ đạo của thương hiệu là màu vàng (Long Bào), màu đen, nâu trầm và xám. Logo của thương hiệu lấy cảm hứng từ hình ảnh “vi cá”. Những màu sắc này được kết hợp và thể hiện một cách khéo léo, đồng nhất trong logo, mặt tiền, nội thất và kiến trúc nhà hàng. 

 

Tranh treo tường, họa tiết in trên vải, cửa gỗ trạm khắc và cả bát đũa đều có những màu sắc này, tổng thể tạo nên vẻ quyền lực và sang trọng. 

Back Of House (BOH) là phần “hậu trường” của nhà hàng/ quán cafe. Đây là nơi nhận hàng, lưu kho, nấu nướng, pha chế và xử lý rác,... BOH có thể bao gồm: bếp, hệ thống kho, khu xử lý đồ ăn thừa, WC, phòng gas,... 

 

The Tea House Coffee - Thiết kế thi công bởi PCM

Nhiều nhà hàng chỉ tập trung vào khía cạnh thẩm mỹ của phần FOH, mà quên đi tầm quan trọng của BOH, dẫn đến dịch vụ kém. Nhân viên sẽ hoạt động rất nhiều tại BOH, và một môi trường ẩm thấp với cơ sở vật chất kém không thể giúp hiệu suất công việc nâng cao. “Nhân viên hạnh phúc trước, khách hàng hài lòng sau” là việc mọi doanh nghiệp cần lưu tâm. 

 

Khi thiết kế BOH, CĐT cần cân nhắc kích thước và vị trí quầy bếp; lối đi trong bếp, nơi nhận thực phẩm thô, dụng cụ pha chế/ nấu nướng, bồn rửa, thiết bị nấu nướng, lắp đặt ống nước... Cần có một bản kế hoạch hoàn chỉnh trước khi thi công, tránh việc phải sửa lỗi trong lúc xây dựng, hay thậm chí phát sinh lỗi sau khi đi vào hoạt động. 

Mang thông điệp và câu chuyện thương hiệu vào thiết kế 

 

Việc kể câu chuyện của thương hiệu qua không gian là điều rất thú vị trong ngành F&B. Từ khi khách hàng tới sảnh >> tiếp xúc với nhân viên >> ngồi vào chỗ >> gọi món và thưởng thức đồ ăn đều là một điểm chạm. 

Thương hiệu có thể tận dụng để đưa một phần nhỏ thông điệp và câu chuyện của mình. Thương hiệu hoàn toàn có khả năng tối ưu trải nghiệm khách hàng bằng cách kết hợp thiết kế không gian có bản sắc riêng cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm. 

 

Quán cafe “Nhà của Mị” - Thiết kế thi công bởi PCM

Ví dụ quán cafe “Nhà của Mị” được thiết kế thi công trọn gói bởi Phong Cách Mộc. Bắt nguồn từ tình yêu với núi rừng Tây Bắc, CĐT mong muốn không gian quán mang nét đặc trưng và giữ được trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây. “Nhà của Mị”  giữ gìn điểm đặc sắc vùng núi Tây Bắc, đồng thời lan tỏa văn hóa và bản sắc của dân tộc vùng cao Việt Nam.

 

“Nhà của Mị” vừa là tên quán, vừa như một lời mời tới chơi nhà của người con núi rừng thân thương. Đội ngũ Phong Cách Mộc đã kết hợp màu sắc thổ cẩm trong không gian và nội thất quán. Vật liệu được xử lý nhằm tạo được sự cũ kĩ, sần sùi mang dáng vẻ của thời gian. 

 

>> Đọc thêm: Tính bản địa trong thiết kế quán cafe

Sự chuẩn chỉnh về tính Đúng và Đẹp trong thiết kế F&B 

Là sự nhấn mạnh và tổng hòa của những yêu cầu trên, tính ĐÚNG đảm bảo rằng không gian được thiết kế đúng theo mục đích sử dụng (mô hình kinh doanh), đảm bảo sự tiện nghi cho khách hàng và tiện lợi trong vận hành cho nhân viên. Ví dụ, phải đảm bảo không gian có đủ chỗ để khách hàng di chuyển, không gian bếp và khu vực phục vụ được bố trí hợp lý để tiện lợi trong quá trình phục vụ.

 

Tính ĐẸP đảm bảo rằng không gian được thiết kế hài hòa, thẩm mỹ mang bản sắc riêng để thu hút khách hàng và tạo ra ấn tượng tốt với khách hàng. Ví dụ, sử dụng màu sắc phù hợp, ánh sáng được bố trí tốt, trang trí nội thất hợp lý và tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.

 

Khi hai yếu tố ĐÚNG và ĐẸP cùng hòa quyện với nhau sẽ tạo ra không gian kinh doanh hiệu quả, giúp nhà hàng hoặc quán cà phê thu hút được nhiều khách hàng và dễ dàng thành công trong quá trình kinh doanh hơn.

>> Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu cần thời gian? Các thương hiệu lớn đã làm gì?

Quy trình tạo ra không gian kinh doanh F&B như ý

Để có được không gian kinh doanh F&B như ý, CĐT nên tham khảo tư vấn từ chuyên gia, là những KTS có nhiều năm làm việc trong ngành thiết kế và thi công nhà hàng/ quán cafe. Họ sẽ có cái nhìn chiến lược và bao quát để tạo nên không gian kinh doanh hiệu quả lâu dài. 

Với những quy chuẩn và yêu cầu đặc thù trong thiết kế không gian kinh doanh F&B, KTS cần thực hiện công việc một cách bài bản và chặt chẽ. 

Tổng hợp và phân tích thông tin

Tổng hợp thông tin từ CĐT, tìm kiếm và nghiên cứu thêm về khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh. 

 

Sau khi nhận yêu cầu của CĐT, KTS sẽ tổng hợp thông tin một cách tổng quan và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, người thiết kế cần tìm hiểu và thu thập thông tin sâu hơn về đối thủ, khách hàng mục tiêu nhằm sáng tạo không gian mang bản sắc riêng, độc bản và phù hợp với đối tượng khách hàng. 

Định hướng không gian và thương hiệu

Việc không gian bao gồm những màu sắc, phong cách và chất liệu gì sẽ được thể hiện trên Moodboard trong bước này. Ngoài ra, nếu thương hiệu yêu cầu thiết kế bộ nhận diện, sự đồng bộ sẽ càng thể hiện rõ hơn từ logo tới không gian kinh doanh. 

 

>> Xem thêm: Moodboard - Ngôn ngữ hoàn hảo cho mọi bản thiết kế

Thiết kế ý tưởng và kỹ thuật

Công đoạn KTS hoàn thiện bản vẽ và trao đổi chi tiết với CĐT. 

Triển khai thi công

Việc thi công cần đảm bảo bám sát với bản vẽ đặt ra từ đầu nhưng cũng cần điều chỉnh linh hoạt với trường hợp thực tế nếu có vấn đề phát sinh.  

 

Đưa vào khai thác kinh doanh

Không gian được đưa vào vận hành và quản lý.  

Thông qua bài viết này Phong Cách Mộc hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những điểm đặc thù khác biệt trong thiết kế không gian F&B so với nhà ở. Từ đó biết được những điểm cần lưu ý khi thiết kế nhà hàng/ quán cafe. 

Với hơn 9 năm kinh nghiệm chuyên thiết kế thi công, Phong Cách Mộc đảm bảo đồng hành và hỗ trợ bạn trong quá trình thiết kế và xây dựng, từ khâu lên ý tưởng đến khâu triển khai, đảm bảo rằng dự án được thực hiện một cách chuyên nghiệp và thành công. Để bắt đầu, đừng ngần ngại liên hệ với PCM hoặc gọi ngay 0888 577 577 để được tư vấn và dự toán chi phí miễn phí. 

 

 

Mục khác

mo-hinh-gastropub
Gastropub hay gastrobar là mô hình kết hợp giữa quán rượu và nhà hàng. Không gian náo nhiệt được các bạn trẻ chọn...
20-mau-thiet-ke-nha-hang-an-tuong
Anh chị đang tìm kiếm ý tưởng cho mô hình kinh doanh nhà hàng ăn đẹp? Nổi bật phong cách thiết kế, tối ưu công...
5 phong cách thiết kế quán cafe
Cùng tìm hiểu về 5 phong cách thiết kế quán cafe nổi bật luôn được các KTS lựa chọn. Với các phong cách thiết...
co-hoi-kinh-doanh-fb-cuoi-nam
Một năm có một thời điểm vàng trong ngành F&B là mùa lễ hội cuối năm. Thời điểm này rơi vào tháng 10, 11, 12 có...
Các thủ tục pháp lý khi thi công
Nhà hàng, quán cà phê là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên,...
kinh-nghiem-thiet-ke-nha-hang-lau-nuong
Thiết kế nhà hàng lẩu nướng chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng để thu hút và ghi điểm trong sự cạnh tranh. Việc...
thiet-ke-nha-hang-lau-nuong
Những ý tưởng thiết kế nhà hàng lẩu nướng sáng tạo và độc đáo: đưa bản sắc riêng của thương hiệu vào...
mau-thiet-ke-nha-hang-lau-nuong
Những mẫu thiết kế nhà hàng lẩu nướng ấn tượng nhưng vẫn đảm bảo đủ công năng nhà hàng sẽ là nguồn cảm...
chat-lieu-thiet-ke-quan-cafe-nha-hang-2024
Xu hướng sử dụng chất liệu mang tính nguyên bản và thuộc về tự nhiên hứa hẹn sẽ rất được ưa chuộng trong...
concept-trong-thiet-ke-nha-hang-quan-cafe
Concept thiết kế đóng vai trò quan trọng trong thu hút và phục vụ khách hàng. Concept cần đúng với mô hình và mục...
tam-quan-trong-thiet-ke-nhan-dien-quan-cafe-nha-hang
Không chỉ dừng lại ở một logo thu hút và màu sắc đẹp mắt, thiết kế nhận diện thương hiệu trong ngành F&B đào...
thiet-ke-nha-hang-san-vuon-nhat-ban
Thiết kế nhà hàng sân vườn phong cách Nhật Bản cần sự am hiểu về văn hóa, kiến trúc và tinh thần Nhật. Phong...
thiet-ke-quan-cafe-san-vuon-nhat-ban
Phong cách Nhật Bản không chỉ đơn thuần là một trào lưu thiết kế, nó còn là tinh thần sống, một triết lý sâu...
thiet-ke-nha-hang-phong-cach-indochine
Indochine - phong cách thiết kế đậm chất văn hóa Đông Dương, đã từ lâu trở thành biểu tượng của sự hoài cổ...
thiết kế nhà hàng phong cách thô mộc
Không gian nhà hàng ẩm thực thiết kế theo phong cách thô mộc tạo nên nét độc đáo và gắn kết với thiên nhiên....
mau-thiet-ke-nha-hang-nhat
Khám phá 15 mẫu nhà hàng Nhật Bản đẹp với nhiều phong cách từ truyền thống tới đương đại. Cùng PCM cảm nhận...
xu-huong-thiet-ke-khong-gian-nha-hang-2024
Thiết kế là một phần rất quan trọng trong một không gian kinh doanh F&B. Thiết kế không chỉ tạo ra một không gian...
trang-tri-nha-hang-nhat-ban
Nhà hàng Nhật Bản không chỉ được yêu thích với thực đơn hấp dẫn, mà còn bởi cách trang trí độc đáo và tinh...

Video của chúng tôi