100 Cái Chạm Bị Lãng Quên
Thói quen và hành vi của người tiêu dùng ngành F&B đã có những thay đổi rõ nét sau đại dịch. Chúng ta chọn sống cùng thay vì chống chọi, hòa nhập nhanh với trạng thái bình thường mới. Những nới lỏng được ban bố, tâm thế đối diện cũng lạc quan hơn làm các vấn đề phòng chống dịch bớt dần sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, các tiếp xúc thông thường vẫn tiềm ẩn nguồn cơn bệnh tật khi đâu đâu cũng là “những cái chạm”.
Những cái chạm then chốt
Nguồn ảnh: CAIhq.com
Các tiếp xúc không an toàn thường đến từ hai nguyên nhân chủ yếu: Không đảm bảo khoảng cách an toàn và khả năng khử khuẩn. Trong khi hành trình mua hàng của chúng ta ít nhiều đều đi qua các điểm chạm then chốt. Chạm tiếp nối chạm tạo thành các vùng có mật độ tiếp xúc thường xuyên với nguy cơ lây nhiễm cao. Dẫu vậy, quen quá hóa nhàm, những cái chạm bỗng trở thành vấn đề thứ yếu, ít người lưu tâm.
Bao nhiêu lần chạm cho một lần đi uống cà phê?
Ai cũng biết: trăm lần chạm - vạn nguy cơ. Nhưng thử một lần đếm xem tay đã chạm vào những đâu khi “đi cà phê” thì không phải ai cũng để tâm. Hãy cùng thử liệt kê:
1. Bước vào cổng, gặp nhân viên giữ xe và nhận thẻ giữ xe với khoảng 20 lần chạm.
2. Thêm 20 lần nữa khi chạm vào tay nắm cửa để vào quán, chạm tay vào bình xịt khử khuẩn.
3. Tiến tới khu vực sảnh hoặc trực tiếp đến quầy đặt món; gặp nhiều vị khách hàng khác; xếp hàng chờ chọn món để “tích lũy” thêm 20 lần chạm.
4. Sử dụng tiền mặt để thanh toán và nhận lại tiền thừa với số lần tiếp xúc tương tự.
5. Quay lại trở lại khu vực nhận món - tiếp xúc - chạm thêm vài chục lần. Hoặc một lần nữa gặp lại nhân viên trong trường hợp nhận món tại bàn.
Hành trình tưởng chừng rất hiển nhiên và không có gì đặc biệt cho đến khi chúng ta nhận ra đã ít nhất 100 lần, tiếp xúc gần hoặc chạm tay một thứ gì đó trước khi chính thức uống ly nước. Chưa kể thêm nhiều lần chạm tay vào điện thoại cá nhân, mặt bàn, ly tách… sau đó.
Còn vào nhà hàng, quán ăn thì sao?
Về mặt bị động, chúng ta còn đang cùng ở cùng một không gian kín, sử dụng điều hòa, thiếu không khí tự nhiên. Tiếp đến là hành trình thức ăn được di chuyển từ bếp đến bàn ăn với những cái chạm vào bát đĩa, ly tách… Những mặt bàn, mặt ghế đón tiếp hết lượt khách này đến lượt khách khác.
Hay khi dùng các khu vực chung như lavabo rửa tay, khu vực tiểu nam không có vách ngăn, sử dụng tay để bật tắt vòi nước… đều sinh ra những lần chạm vô thức khác.
Đảm bảo khoảng cách và khử khuẩn an toàn liệu có đủ?
Nguồn ảnh: VOV
Theo VNVC, khả năng sống của vi rút corona tùy thuộc vào môi trường, nhiệt độ và độ ẩm. Các nghiên cứu cho thấy ở 4 độ C, chúng có thể sống khoảng 1 tháng. Từ 20 - 25 độ C virus sẽ yếu dần, sống được khoảng 5 - 7 ngày và suy yếu nhanh hơn khi ở từ 33 độ C trở lên. Vi rút lại không tự bay từ bề mặt tiếp xúc lên vùng mũi miệng mà tất cả đều thông qua bàn tay - phương tiện của hàng trăm lần chạm.
Dịch đang dần được kiểm soát. Các chính sách mở cửa và giao thương cũng dễ dàng hơn. Nhưng virus vẫn luôn tồn tại. Kể cả khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì nguy cơ mắc covid vẫn hiện hữu. Trạng thái “zero covid” là bất khả kháng khi những cái chạm là thường trực. Vậy liệu có giải pháp khả thi nào cho không gian ngành F&B để thích ứng và chuyển mình trong trạng thái bình thường mới?
>> Xu hướng thiết kế không chạm - Giải pháp không gian ngành F&B thời kì mới